Hàm răng của trẻ mọc như thế nào tùy thuộc vào di truyền và các thói quen hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể giúp bé nhà mình sở hữu một hàm răng đều, đẹp hơn bằng cách niềng răng. Niềng răng cho trẻ từ mấy tuổi là phù hợp và hiệu quả nhất? Nếu cũng đang băn khoăn như trên thì mọi người tìm hiểu ngay thông tin cụ thể dưới đây nhé!
Mục lục
Tại sao trẻ cần được niềng răng sớm?
Tăng tính thẩm mỹ, tạo tâm lý tự tin cho trẻ
Tại sao trẻ cần được niềng răng sớm? Lý do đầu tiên là bởi nếu không can thiệp ngay, hàm răng của trẻ bị sai lệch đến khi trưởng thành. Bé phải đối mặt với sự chê cười của bạn bè, từ đó cảm thấy mặc cảm, tự ti. Phụ huynh đừng nên coi thường điều này bởi tình trạng này xảy ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành tính cách của trẻ. Hiện nay, tâm lý của trẻ em cũng khác xưa rất nhiều. Có những bé đã quan tâm đến hình thức và vẻ bên ngoài ngay khi 13, 14 tuổi. Vậy nên nếu không may bị hô, móm, răng thưa…sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm cho các mối quan hệ, giao lưu ngày càng tiêu cực, khép kín.
Khắc phục hậu quả của thói quen xấu
Trẻ được niềng răng sớm cũng là cách để khắc phục nhanh nhất hậu quả của những thói quen xấu. Ngay từ khi còn nhỏ, nhiều bạn đã quen với việc mút ngón tay, đeo ti giả, tật đẩy lưỡi…khiến làm cho răng bị hô, chìa ra phía trước, mọc lệch lạc, khấp khểnh… Sự sai lệch khớp cắn kéo dài là nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn hơn bởi khó khăn trong quá trình nhai nuốt. Đây là điều mà nhiều bậc cha mẹ không biết hoặc ít quan tâm.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân như yếu tố di truyền (ông, bà, cha mẹ gặp vấn đề khớp cắn ngược, cung hàm quá hẹp hoặc quá rộng, kích thước không đối xứng…) hoặc do thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm cũng dẫn tới răng bị lệch lạc, mọc lên không được như ý muốn.
Hạn chế phải nhổ răng và đeo hàm duy trì
Niềng răng sớm cho trẻ chính là tận dụng thời điểm xương hàm và răng chưa ổn định để sắp xếp, điều chỉnh một cách dễ dàng hơn. Khi đó, tỉ lệ phải nhổ răng để niềng ở bé thấp hơn so với người lớn. Số lượng răng thật được bảo tồn nguyên vẹn sẽ tạo tiền đề cho một hàm răng chắc khỏe nhất. Không chỉ vậy, niềng răng sớm còn rút ngắn tối đa thời gian chỉnh nha.
Thời điểm tốt nhất để niềng răng cho trẻ là khi nào?
Theo các chuyên gia, độ tuổi niềng răng càng cao thì thời gian đeo niềng càng lâu. Do đó, niềng răng càng sớm sẽ càng thuận lợi hơn.
Trong thời gian trẻ còn nhỏ, cấu trúc xương đang hoàn thiện dần nên dễ uốn nắn, điều chỉnh các răng về vị trí mong muốn. Từ đó, quá trình chỉnh nha, thời gian niềng răng rút ngắn, hiệu quả đạt được cũng cao hơn.
Giai đoạn đầu tiên
Ngay khi thay chiếc răng sữa đầu tiên thì trẻ có thể niềng răng. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ ADA thì giai đoạn thích hợp nhất để chỉnh nha là từ 7-9 tuổi. Bác sĩ sẽ theo dõi hàm răng hỗn hợp với mục đích dự phòng, can thiệp, sửa chữa những sai lệch, tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên. Những vấn đề như khớp cắn sâu, bị lệch lạc về xương hàm…có thể được loại bỏ bằng khí cụ chức năng.
Xem chi tiết hơn: Những điều cần biết khi niềng răng cho bé 7 tuổi
Giai đoạn thứ hai
Giai đoạn thứ hai khi trẻ bước vào độ tuổi 12-16 tuổi, xương hàm phát triển vững chắc hơn, răng trên hàm cũng mọc đầy đủ nên phù hợp với việc can thiệp của các khí cụ. Đây cũng là thời điểm niềng răng phổ biến mà nhiều gia đình lựa chọn. Mục đích của di chuyển răng, sắp xếp lại trên cung hàm để đạt hiệu quả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt nhất.
Giai đoạn thứ ba
Giai đoạn thứ ba khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành từ 18-20 tuổi, sức chịu đựng khá tốt, khả năng hồi phục vết thương cao. Tuy nhiên, thời điểm này xương hàm phát triển tương đối đầy đủ nên thời gian niềng răng cũng lâu hơn.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn của quá trình chỉnh nha
Làm sao để biết được con bạn có cần niềng răng hay không?
Nhiều cha mẹ đã thấy được tầm quan trọng của việc niềng răng sớm, nhưng băn khoăn: “Làm sao để biết được con bạn có cần niềng răng hay không?”.
Trước tiên, bạn cần quan sát xem bé nhà mình có thói quen xấu như hay mút tay, mút môi, thở miệng, cắn móng tay, tật đẩy lưỡi, chống cằm…hay không. Nếu thấy hiện tượng này thì cần phòng ngừa ngay để trẻ không bị sai lệch khớp cắn về sau. Có thể ban đầu, bạn không thấy nhưng cũng không đảm bảo được trẻ sẽ không là vậy. Cách tốt nhất chính là cho bé đi khám bác sĩ tại phòng khám chất lượng.
Sau khi đã thăm khám cẩn thận, nếu xuất hiện các tình trạng dưới đây thì bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng sớm cho bé:
Răng hô: là dạng sai khớp cắn, không có sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Hàm trên mọc chìa và nhô ra phía trước trông mất cân đối.
Răng móm: cũng là dạng sai khớp cắn khi cung hàm dưới phủ ngoài cung hàm trên. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị móm bằng mắt thường là khi nhìn góc nghiêng, cằm sẽ đưa ra trước nhiều hơn, còn khi nhìn ở góc chính diện, trông mặt như bị “gãy” rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, để xác định chính xác thì chụp phim X-quang là sẽ rõ nhất.
Răng thưa: là tình trạng răng mọc cách xa nhau trên cung hàm. Bạn có thể quan sát ngay hàm răng của bé không khít, các khe hở giữa các răng to hay nhỏ sẽ biểu thị mức độ răng bị thưa nặng hay nhẹ. Điều này gây khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng ăn nhai, giảm tính thẩm mỹ nhất là khi cười.
Răng lệch lạc, chen chúc: là tình trạng răng mọc chen chúc, sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Cha mẹ có thể nhận biết bằng biểu hiện: một hoặc nhiều răng nghiêng, xoay, mọc lệch ra ngoài hoặc lệch vào trong, mọc ngầm trong xương.
Bị sai khớp cắn: với nhiều dạng khác nhau như khớp cắn sâu, khớp cắn hở, khớp cắn đỉnh, khớp cắn chéo…Khớp cắn sâu là khi tình trạng răng hàm trên che phủ hàm dưới, khó nhìn thấy hoặc không thấy hàm dưới. Khớp cắn hở là do răng cửa bị hở nên có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi khép răng ở trạng thái bình thường. Khớp cắn đối đỉnh là khi đỉnh răng của 2 hàm đối đầu với nhau, vùng răng hàm không chạm hoặc chạm rất ít. Khớp cắn chéo không biểu hiện quá rõ ràng trên khuôn mặt mà chỉ lộ ra khi cười, mà người bị trường hợp này các răng bị xô lệch, cái thò ra, cái thụt vào không theo trật tự, không biết là bị móm hay vẩu.
Đọc chi tiết: Phân biệt 6 loại sai khớp cắn thường gặp
Thời gian chỉnh nha của trẻ em có lâu không?
Thời gian niềng răng trung bình của trẻ
Như đã phân tích ở trên thì thời gian chỉnh nha của trẻ sẽ nhanh hơn so với của người trưởng thành. Thông thường, để hoàn thành 1 ca niềng răng cho trẻ cần khoảng 6-12 tháng hoặc có thể lâu hơn một chút. Khoảng thời gian này chia thành các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: sắp xếp các răng từ 2-6 tháng
- Giai đoạn 2: điều chỉnh trục răng từ 3 – 6 tháng tiếp theo
Giai đoạn 1 là giai đoạn răng hỗn hợp nên mục đích là chỉnh sửa những sai lệch hiện tại, sắp xếp chỗ cho răng cố định mọc lên đúng vị trí. Việc này cũng nhằm giúp cho việc điều trị về sau sẽ đơn giản và nhanh hơn.
Giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển của xương hàm. Lúc này bác sĩ sẽ dựa vào sự phát triển của trẻ để sắp xếp răng cho đều và điều chỉnh khuôn mặt hài hòa, cân đối hơn.
Nếu mà trẻ đang ở giai đoạn 1, khi cần điều trị tiếp sang giai đoạn 2 thì ít có khả năng phải nhổ răng. Theo quan điểm của các chuyên gia, không nên nhổ răng quá sớm mà cần chờ sự phát triển của trẻ rồi mới quyết định các nước tiếp theo. Còn nếu trẻ đã phát triển bình thường, răng đều đẹp thì không cần điều trị thêm giai đoạn 2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng của trẻ
Bên cạnh đó, niềng răng cho trẻ mất bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Độ tuổi niềng răng: độ tuổi niềng răng lý tưởng của trẻ là từ 12-16 tuổi hoặc sớm hơn tùy vào cơ địa, tình trạng phát triển của mỗi người. Bởi đây là thời điểm xương hàm chưa phát triển hoàn chỉnh, khi niềng giúp răng di chuyển dễ dàng hơn.
– Tình trạng của răng: tùy vào mức độ phức tạp của cấu trúc răng, xương hàm mà thời gian niềng răng cũng không giống nhau. Ví dụ, thời gian niềng răng thưa, hô, móm nhẹ…sẽ ngắn hơn so với răng thưa, hô, móm nặng…Bên cạnh đó, có thể trẻ cũng mắc phải một số bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu…thì cần phải điều trị khỏi trước rồi mới bắt đầu niềng răng. Do đó thời gian sẽ kéo dài hơn một chút.
– Bác sĩ niềng răng: đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian niềng răng. Bác sĩ có chuyên môn cao khám, tư vấn và lên phác đồ điều trị chính xác, dự đoán đúng với hướng dịch chuyển của răng. Nhờ vậy quá trình chỉnh nha diễn ra hiệu quả, kết thúc hoàn hảo.
– Phương pháp niềng răng: hiện nay có 2 phương pháp niềng răng phổ biến nhất cho bé là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign First. Mỗi phương pháp đều sở hữu ưu điểm và hạn chế riêng. Phụ huynh sẽ được các bác sĩ tư vấn, lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng răng và điều kiện tài chính. Trong đó, niềng răng trong suốt Invisalign First được đánh giá là công nghệ chất lượng, an toàn, thẩm mỹ, rút ngắn thời gian niềng răng cùng với mức chi phí vừa phải.
– Quá trình vệ sinh răng miệng: khi niềng răng, phụ huynh cần hướng dẫn các bé cách chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng để loại bỏ mảng bám, tránh bị sâu răng, viêm nướu…Điều này cũng rút ngắn thời gian niềng răng.
– Chế độ ăn uống: trong quá trình chỉnh nha, phụ huynh cho các bé ăn những đồ mềm, mịn, lỏng như cháo, bún, sinh tố, miến…Ngoài ra, tránh các thực phẩm cứng, dai, dẻo, quá nóng, quá lạnh, chứa nhiều đường nhằm bảo vệ tối đa các khí cụ trong khoang miệng.
– Khám răng định kỳ: khi niềng răng, phụ huynh cần đưa các bé đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để nắn chỉnh những sai lệch nếu có, rút ngắn tối đa thời gian niềng răng.
Đọc thêm: Nhổ răng khi niềng có nguy hiểm không?
Mách bạn phương pháp niềng răng mới nhất cho trẻ
Bên cạnh các phương pháp niềng răng quen thuộc bằng mắc cài kim loại đôi khi làm cho trẻ thấy vướng víu, khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp thì niềng răng trong suốt Invisalign First ra đời được coi là bước tiến mới trong công nghệ chỉnh nha.
Niềng răng trong suốt Invisalign First sử dụng các khay niềng bằng chất liệu nhựa chuyên biệt, bo viền cẩn thận nên rất an toàn cho trẻ. Ngoài ra, phương pháp này được các chuyên gia trên thế giới đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Thích hợp cho các bé trong độ tuổi “vàng” niềng răng
- Sử dụng bộ khay niềng trong suốt cho các bé, không có khí cụ cồng kềnh
- Không sợ đau nhức, bé ăn uống và vui chơi thoải mái
- Rút ngắn tối đa thời gian niềng răng, khi hoàn thiện bé không cần đeo hàm duy trì
Đặc biệt, trên khay niềng Invisalign First còn có nút màu xanh để hiển thị xem bé đã đeo đủ thời gian quy định hay chưa. Các phụ huynh dựa vào đó nhắc nhở trẻ đeo đủ thời gian giúp quá trình đạt kết quả tốt nhất. Hay tính năng M.A – trượt hàm dưới ra trước giúp can thiệp sớm trường hợp hàm dưới kém phát triển hay còn gọi là cằm lẹm. Trẻ vẫn có thể vừa niềng răng bình thường, vừa trượt hàm dưới cùng một lúc. Trong trường hợp trẻ chưa thay răng hay răng vĩnh viễn chưa mọc hết, khay Invisalign First vẫn sẽ di chuyển các răng sai lệch và giữ không gian, kích thước cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí như mong muốn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ